CON CHỈ YÊN LẶNG! LIỆU CÓ HỌC BÀI?

Trong quá trình con trẻ học ngoại ngữ, một trong những câu hỏi phổ biến nhất đến từ các bậc phụ huynh chính là về sự tích cực và hướng ngoại của bé trong lớp học. Phụ huynh sẽ thường lo ngại khi thấy con mình ít nói và nghĩ rằng liệu chúng có chậm hơn các bạn khác hay không, liệu có phải các thầy cô dạy chưa đúng cách, hoặc thậm chí chúng đang không học được bất cứ điều gì hết?

Học một ngôn ngữ mới đòi hỏi người học phải luyện tập nói thường xuyên để đạt được hiệu quả cao nhất; chính vì vậy, việc các bậc phụ huynh lo lắng khi thấy con mình ít nói hơn các bạn khác là điều dễ hiểu. Chúng ta thường mong muốn con trẻ có thể tham gia sôi nổi tất cả các hoạt động trong lớp, cũng như trả lời được các câu hỏi mà thầy cô đặt ra càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, liệu trẻ có thật sự chậm hơn các bạn khác và bị tụt lại phía sau hay không?

Tin tốt là, việc trẻ có vẻ ngại ngùng và ít nói hơn các bạn không có nghĩa là bé đang không học được điều gì hay có bất cứ vấn đề gì với bé. Đó thực ra là một giai đoạn mà bất cứ ai cũng sẽ phải trải qua. Điều này liên quan đến rất nhiều mặt của việc tiếp nhận ngôn ngữ thứ hai, bao gồm độ tuổi và tính tình của bé, phương pháp học tập tối ưu, cũng như giai đoạn của việc tiếp thu kiến thức mà bé đang trải qua.

Việc học một ngôn ngữ mới là một quá trình dài hạn, đòi hỏi sự nhất quán trong hàng năm liền, sự kiên nhẫn và động viên từ cha mẹ để có thể đạt được hiệu quả.

Hầu hết chúng ta không còn nhớ cảm giác của mình khi học tiếng mẹ đẻ hoặc ngôn ngữ thứ hai. Quá trình học và tiếp thu bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau mà bé sẽ phải trải qua trước khi có thể nói được ngôn ngữ ấy một cách tự tin. Với trẻ nhỏ, ta sẽ chỉ tập trung vào 3 giai đoạn đầu tiên.

Giai đoạnĐặc điểm của trẻThời gian ước tínhCác câu hỏi sử dụng
Preproduction
(Trước khi thể hiện)
– Hiểu rất ít
– Ít hoặc không nói
– Gật hoặc lắc đầu để trả lời
– Vẽ và chỉ
0 – 6 tháng– Chỉ vào …
– Khoanh vào …
– Ở đâu?
– Ai?
Early Production
(Thể hiện sớm)
– Hiểu được một chút
– Trả lời được bằng một hoặc hai từ
– Dùng từ khóa và các cụm từ quen thuộc
– Dùng động từ ở thì hiện tại đơn
6 tháng – 1 năm– Câu hỏi Có/Không
– Câu hỏi lựa chọn
– Ai?
– Cái gì?
– Bao nhiêu?
Speech Emergence
(Lắp ráp thành câu)
– Hiểu được tốt
– Có thể nói được câu đơn giản
– Sử dụng ngữ pháp
1 – 3 năm-Tại sao?
– Bằng cách nào?
– Giải thích …
– Câu hỏi yêu cầu cụm từ hoặc câu ngắn.

Tại True Colors, hầu hết học sinh đang ở 2 giai đoạn đầu – Preproduction và Early Production. Trong 2 giai đoạn này, trẻ thu nhận thông tin rất nhanh chóng; chúng bắt đầu gắn ý nghĩa của từ với âm thanh mà chúng nghe được. Giống như một em bé đang học tiếng mẹ đẻ, lúc này, lượng thông tin đầu vào lớn hơn nhiều so với đầu ra (khả năng nói). Đến khi bé cảm thấy sẵn sàng, bé sẽ bắt đầu bước sang giai đoạn 3, nói một cách tự nhiên.

Nếu con tôi không nói, làm sao tôi biết được rằng cháu vẫn đang tiếp thu?

Làm sao bạn có thể biết rằng con bạn có thật sự đang tiếp nhận kiến thức hay không khi bé im lặng? Câu trả lời thực ra lại khá đơn giản: Chúng có đang chú ý và tập trung trong lớp học tương tác cũng như giờ nghe hay không? Nếu bé vẫn ngồi ngoan và tập trung nghe thầy cô giáo, vậy thì bé đang học. Bé sẽ bắt đầu nói một cách tự nhiên khi bé hiểu và có đủ sự tự tin để làm điều đó. Thứ mà cha mẹ cần có chính là sự kiên nhẫn và ủng hộ, động viên để giúp đẩy nhanh quá trình ấy. Rất giống với tiếng mẹ đẻ, mọi đứa trẻ sẽ có thể nói và giao tiếp hiệu quả, trải qua thời gian và sự luyện tập.

Một góc nhìn khác

Trẻ con không khác gì người lớn về mặt tính cách – có vô vàn những tính cách khác nhau ở những đứa trẻ khác nhau. Một số thì cực kì hướng ngoại và cởi mở, trong khi các bé khác lại trầm tính hơn. Nếu chúng ta lo lắng điều tương tự với người lớn, thì nghe có vẻ rất phi logic và thậm chí là thừa thãi.

Trong số người lớn chúng ta, có phải cứ những người ngại ngùng là những người không thể học hỏi và tiếp thu hay không? Những người lớn ít nói có gặp vấn đề trong chuyện học tập không? Nếu bạn ít phát biểu ở trong lớp, có phải là bạn không hiểu gì và không học được thêm điều gì hay không?

Chắc chắn là không. Lí do là bởi chúng ta đều hiểu rằng để học, việc đầu tiên là phải lắng nghe và tiếp nhận thông tin, cho tới khi chúng ta sẵn sàng để diễn đạt lại những gì chúng ta học được. Không có gì là sai khi người lớn chúng ta lắng nghe một cách kĩ càng và học hỏi từ đó, cũng giống như những đứa trẻ lắng nghe thật cẩn thận trước khi diễn đạt lại. Sự diễn đạt đó đòi hỏi thời gian và sự kiên nhẫn; và trong đại đa số các trường hợp, con bạn đang làm chính xác những gì mà bé nên làm.

Quá trình học tập của bé tại True Colors

Tại True Colors, mỗi Unit các bé được học theo chương trình GrapeSEED đều được thiết kế nhằm thúc đẩy quá trình học ngôn ngữ thứ hai một cách tự nhiên nhất. Ở đầu mỗi Unit, tất cả học sinh được yêu cầu chỉ lắng nghe thầy cô giáo hát và đọc thơ, đọc truyện. Các bé sẽ tiếp nhận thông tin, từ vựng và các cách diễn tả mới. Tất cả các kiến thức sẽ được dạy thông qua các cử chỉ, ngữ cảnh và nhiều cách minh họa khác nhau một cách hiệu quả. Qua vài tuần, bé sẽ tiến đến bước diễn đạt lại kiến thức, và trong những tuần cuối, các bé có thể tự diễn đạt những gì mình đã được học với nhau, qua nhiều ngữ cảnh khó hơn.

Ủng hộ con và tin tưởng vào quá trình

Phần lớn các đứa trẻ đang ở trong giai đoạn đầu của quá trình học ngoại ngữ, vậy nên điều bé cần nhất chính là sự ủng hộ và động viên từ cha mẹ. Học sinh càng yêu thích lớp học, bé càng tự tin và hứng thú đến lớp hơn, từ đó quá trình diễn ra nhanh và hiệu quả hơn. Nếu bé của bạn ít nói, hãy kiên nhẫn, cho bé thời gian và giúp đỡ bé. Đừng ngần ngại trao đổi với giáo viên nếu bạn có bất cứ quan ngại nào. Trong phần lớn các trường hợp, đừng lo lắng, bé không gặp bất cứ vấn đề gì cả. Ngược lại, con đang làm đúng những gì cần làm, và đến lúc sẵn sàng, con sẽ “thể hiện” ngay thôi!